Thời Đường Tuyên Tông Ngưu-Lý đảng tranh

Đường Tuyên Tông từ trước đã có thành kiến với Lý Đức Dụ vì sự chuyên quyền của ông này. Ông từng tâm sự với người hầu rằng mỗi khi Đức Dụ nhìn thẳng vào mắt mình thì ông liền dựng cả tóc gáy[45]. Chỉ 7 ngày sau khi đăng có, trước sự ngạc nhiên của cả triều đình, Tuyên Tông đã đẩy Lý Đức Dụ đến làm Tiết độ sứ Kinh Nam[50]. Đồng thời thì các cộng sự của ông ta như anh em Tiết Nguyên ThưởngTiết Nguyên Quy cũng bị trị tội, biếm trích. Ngay sau đó là một chiếu chỉ khác, triệu hồi 5 vị đại thần phe Ngưu gồm Ngưu Tăng Nhụ, Lý Tông Mẫn, Thôi Củng, Dương Tự PhụcLý Giác trở về các trấn gần kinh thành Trường An, mặc dù Lý Tông Mẫn bệnh chết trên đường về. Để tiếp tục thể hiện sự bất bình của mình, Tuyên Tông đã giáng Đức Dụ làm Lưu thủ Lạc Dương và xóa tước hàm danh dự Đồng bình chương sự[45].

Tuyên Tông dùng Bạch Mẫn Trung vào chức thừa tướng, và Bạch Mẫn Trung tiếp tục đàn hặc, đẩy Lý Đức Dụ làm Thái tử Thiếu bảo. Các đại thần chống đối với Đức Dụ được thăng chức, còn phe đảng của ông ta liên tục bị biếm trích. Thời Vũ Tông từng ban lệnh cấm chỉ Phật giáodưới sự khuyến khích của Đức Dụ, thì nay Tuyên Tông cũng cho khôi phục lại[45][51].

Cuối năm 847, em trai của Ngô TươngNgô Nhữ Nạp dâng thư kêu oan cho Ngô Tương, buộc tội Lý Đức DụLý Thân vì tư thù riêng mà xử oan người vô tội. Triều đình sau khi nghị án, đày Lý Đức Dụ đến Triều châu làm Ti mã. Những người bị Hoàng đế cho là đồng lõa trong vụ án đó, bao gồm Lý Thân đã chết, đều bị nghị tội bãi quan. Hoàng đế Tuyên Tông bực bội với Lý Đức Dụ đến nỗi khi Đinh Nhu Lập, người mà trước kia không có giao hảo gì với Đức Dụ, dâng sớ bảo vệ cho Dụ; liền bị Tuyên Tông khép vào bè phái Lý đảng và bị khép tội. Thôi Hỗ, người được cử viết bài kể tội Lý Đức Dụ, bị chỉ trích là viết nhẹ đi không chân thật, bị đày làm quan xa. Thạch Hùng, vị tướng vừa lập được công giải cứu công chúa, đáng lẽ được phong làm Tiết độ sứ, cũng bị nói là từng được Lý Đức Dụ tiến cử, giảm làm quan không có thực quyền, sau đó ông ta ức quá mà chết[45]. Lý Đức Dụ sau lại bị biếm tới Nhai châu[52][53]. Kể từ thời điểm này, cuộc tranh chấp bè phái kéo dài suốt 40 năm đã chấm dứt[54][55].

Liên quan